Âm nhạc truyền thống Âm nhạc Nhật Bản

Đàn tỳ bà Nhật - biwa

Đàn Biwa.

Biwa (kanji:琵琶), một loại đàn tỳ bà cổ ngắn, được chơi bởi những người nghệ sĩ lang thang (biwa hōshi) (琵琶法師, và các bài hát thì như những câu chuyện, gọi là hát kể đi kèm diễn tấu tỳ bà.

Truyện nổi tiếng nhất là Heike truyền kỳ, một câu truyện về chiến thắng oanh liệt của nhà Minamoto trước nhà Taira.Biwa hōshi bắt đầu tổ chức thành những hội (tōdō) cho nhưng người trông có vẻ yếu ớt vào đầu thế kỷ 13. Hiệp hội này cuối cùng cũng nắm giữ phần lớn của nền văn hóa âm nhạc Nhật Bản. Biwa trở thành nhạc cụ truyền thống Nhật.

Thêm vào đó, nhiều nhóm nhạc công mù nhỏ lẻ khác được thành lập ở khu vực Kyushu. Những nhạc công đó, được gọi là mōsō (盲僧 thầy tu mù) đi quanh khu vực địa phương và thi hành nhiều hoạt động tôn giáo và bán tôn giáo để trừ tà và mang lại sức khỏe và may mắn. Họ cũng duy trì các tiết mục thuộc thể loại cổ. Biwa mà họ chơi nhỏ hơn nhiều so với chiếc Heike biwa (平家琵琶 Bình gia tỳ bà) được chơi bởi những nhạc công biwa hōshi.

Nhà văn Làccadiio Hearn đã đề cập trong cuốn Kwaidan: những câu truyện và nghiên cứu về điều dị thường "Mimi-nashi Hoichi" (Hoichi không tai), một câu truyện ma Nhật Bản về một nhạc công biwa hōshi biểu diễn bài "Heike truyền kỳ".

Những ca nương mù, được gọi là goze (瞽女), cũng đi khắp vùng đất từ thời trung cổ diễn tấu tỳ bà, hát kể đi kèm với chơi trống. Từ thế kỷ mười bảy họ vẫn thường chơi đàn koto hay shamisen. Các tổ chức Goze xuất hiện trên khắp vùng, và tồn tại cho đến ngày nay tại tỉnh Niigata.

Taiko

Trình diễn Taiko

Taiko (太鼓) là một loại trống Nhật bản có nhiều kích thước khác nhau và được sử dụng để chơi nhiều thể loại nhạc. Chúng đang trở nên nổi tiếng trong mấy năm trở lại đây do là nhạc cụ chính của tiết mục đồng diễn dựa trên nhiều điển tích và nhạc lễ hội thời xưa.Những bài trống Taiko đồng diễn trên trống lớn được gọi là kumi-daiko. Mặc dù nguồn gốc không rõ ràng, trống Taiko có lịch sử kéo dài đến tận thể kỷ thứ 7 với bằng chứng là tượng đất sét của một người đánh trống. Tuy trống Taiko cũng du nhập vào Trung quốc, nhưng nhạc cụ và giai điệu vẫn mang phong cách Nhật Bản.[7] Taiko được sử dụng trong thời kỳ đó như một công cụ để hăm dọa kẻ địch hoặc đưa ra mệnh lệnh trên chiến trường. Taiko sau đó tiếp tục dùng cho nhạc tôn giáo như của Phật giáo hay Shintō. Trong quá khứ, những người chơi thường là người sùng đạo, thường chỉ trong những dịp đặc biệt và trong nhóm nhỏ, nhưng rồi những người già (hoặc hiếm khi là phụ nữ) cũng chơi trống Taiko trong những lễ hội bán tôn giáo như là lễ hội Bon.

Nhạc đông diễn taiko được cho là phát minh bởi Daihachi Oguchi vào năm 1951. Là một ty trống nhạc Jazz, Oguchi đã lồng ghép nhạc nền của mình với dàn trống Taiko mà chính tay ông thiết kế. Phong cách mạnh mẽ của ông đã làm cho nhóm nhạc nổi tiếng cả Nhật Bản, và góp phần làm cho vùng Hokuriku là trung tâm của nhạc Taiko. Các nhóm nhạc nổi lên từ phong trào này bảo gồm nhóm Oedo Sukeroku Daiko, với Seido Kobayashi. Năm 1969 chứng kiến nhóm mang tên Za Ondekoza thành lập bởi Tagayasu Den; Za Ondekoza đã tập trung các nhạc công trẻ để cải tiến một dòng của nhạc Taiko, cái mà trước đó được sử dụng như phong tục địa phương. Vào những năm 1970, chính phủ Nhật Bản trợ cấp tiền để bảo tồn văn hóa Nhật Bản, và nhiều cộng đồng Taiko đã ra đời. Vào thế kỷ tiếp, các nhóm Taiko đã vươn ra thế giới, đặc biệt là ở Mỹ. Một ví dụ điển hình cho nhóm nhạc Taiko hiện đại là nhóm Gocoo.

Nhạc dân gian Min'yō

Một phụ nữ dân gian Nhật Bản cầm đàn shamisen, 1904

Nhạc dân gian Nhật Bản (min'yõ) có thể được gộp và phân loại theo nhiều cách nhưng thường được chia theo bốn loại chính: nhạc công việc, nhạc tôn giáo(như là sato kagura, nhạc Thần đạo(Shinto), nhạc dùng trong dịp tụ tập như cưới hỏi, ma chay, lễ hội (đặc biệt là lễ hội Obon) và nhạc thiếu nhi(warabe uta)

Trong min'yō, các ca sĩ thường chơi kèm với đàn 3 dây được gọi là shamisen, trống taiko, và một sáo trúc gọi là shakuhachi.[8] Nhạc cụ khác cũng có thể đi kèm như là sáo ngang shinobue, một cái chuông gọi là kane, một cái trống tay gọi là tsuzumi, và/hoặc đàn tam thập lục được biết như koto. Ở Okinawa, nhạc cụ chính là sanshin. Đây là những nhạc cụ truyền thống của Nhật Bản, nhưng thiết bị hiện đại, như cái guitar điện và nhạc cụ điện tử, cũng được dùng ngày nay, khi những ca sĩ enka hát những bài min'yō truyền thống.[9]

Khi đề cập tới min'yō, người ta thường có những khái niệm như là ondo, bushi, bon uta, và komori uta. Một ondo thường dùng để miêu tả các bài hát với các nhịp đặc biệt có thể được nghe như nhịp 2/4 (mặc dù người biểu diễn không thường đánh nhịp theo nhóm). Những bài thường dùng ở lễ Obon sẽ thường là ondo. Bushi là một bài hát với một giai điệu đặc biệt. Ngay từ cái tên, "bushi" là tổ hợp của hai từ "giai điệu" và "nhịp điệu". Từ này ít khi dùng một mình mà đứng trước những khái niệm nói đến địa điểm, nghề nghiệp, tên riêng hoặc những gì tương tự. Bon uta, giống như tên gọi, là những bài hát cho Obon, lễ hội đèn lồng của người chết. Komori uta là bài hát ru trẻ con. Tên các bài hát của nhạc min'yo thường bao gồm các khái niệm miêu tả, thường là ở cuối, thường là ở cuối. Ví dụ như: Tokyo Ondo, Kushimoto Bushi, Hokkai Bon Uta, và Itsuki no Komoriuta.

Rất nhiều bài hát trong số đó bao gồm thêm nhấn âm vào các âm tiết và tiếng hô (kakegoe). Kakegoe thường là tiếng cổ vũ nhưng trong nhạc min'yō, chúng thường dùng như một phần của đồng ca. Có nhiều loại kakegoe, dù ở từng vùng thì khác nhau. Ví dụ như trong vùng Okinawa, tiếng hô thường là "ha iya sasa!". Trong đại lục Nhật Bản,chúng ta có khả năng nghe thấy tiếng "a yoisho!," "sate!," hoặc "sore!". Những tiếng hô khác như là "a donto koi!," và "dokoisho!"

Gần đây, có một hệ thống phường hội gọi là iemoto đã được áp dụng cho vài thể loại min'yō. Hệ thống này đầu tiên được phát triển để chuyển giao các loại nhạc cổ điển như nagauta, shakuhachi, hay nhạc koto, nhưng kể từ khi người ta chứng minh được là nó cũng mang lại lợi ích cho giảng viên và được hộ trợ bới sinh viên đang mong muốn có được tấm bằng certificates of proficiency và các tên tuổi nghệ sĩ mong muốn truyền bá các dòng nhạc như min'yō, Tsugaru-jamisen và các hình thức âm nhạc khác không được chuyển giao không chính thức. Ngày nay, min'yō được truyền lại trong các tổ chức gia đình không theo huyết thống và các khóa học việc dài hạn đang rất phổ biến.

Nhạc dân gian Okinawa

Umui, nhạc tôn giáo, shima uta, nhạc múa, và đặc biệt là kachāshī, nhạc chúc mừng kỷ niệm, đều nổi tiếng.

Nhạc dân gian Okinawa khác biệt so với nhạc dân gian trên đại lục Nhật Bản theo nhiều cách khác nhau.

Đầu tiên, Okinawa thường sử dụng đàn sanshin trong khi trên đất liền Nhật, người ta sử dụng đàn Shamisen. Nhạc cũ khác của Okinawa là sanba (nhạc cụ tạo ra tiếng lách cách như chiếc catanhet), taiko và kỹ thuật huýt sáo the thé gọi yubi-bue (指笛, yubi-bue?) (指笛?).

Thứ hai, về khóa nhạc. Một ngũ cung, mà trong đó hơi giống với ngũ cung của nhạc lý phương tây, thường được nghe trong các bản nhạc min'yō trên những đảo chính của Nhật bản. Trong ngũ cung này, âm át dưới và âm dẫn (âm 4 và âm 7 trong âm giai của phương Tây) sẽ bị lược bỏ, tạo ra âm giai mà không có nửa cung giữa mỗi nốt. (Đồ, rê, Mi, Sol, La trong solfeggio, hay 1, 2, 3, 5, and 6) Okinawa min'yō, tuy nhiên, có đặc điểm là có âm giai bao gồm cả nửa cung đã bị lược bỏ đi như ngũ cung đề cập ở trên sau khi đã được phân tích trong nhạc lý của phương Tây. Thực tế, hầu hết âm giai thường dùng trong Okinawa min'yō gồm âm độ 1, 2, 3, 4, 5, 6, và 7.

Nhạc cụ truyền thống

  • Biwa (琵琶): tỳ bà cổ ngắn có gắn 5 phím trên cổ đàn, chơi bằng miếng gảy bachi lớn
  • Fue (笛): sáo ngang
  • Hichiriki (篳篥): loại kèn dăm có ống bằng trúc to cỡ ngón tay, dài khoảng từ 20~30 cm và mỏ kèn làm từ lá liễu. Khi chơi những bài nhạc phương Tây, âm sắc kèn hichiriki giống với saxophone.
  • Hocchiku (法竹)
  • Hyōshigi (拍子木)
  • Ichigenkin (一絃琴): đàn một dây tơ, một tay đút móng đeo hình ống vào ngón để gẩy, tay kia chặn dây và vuốt trên dây bằng một miếng ngà.
  • Kane (鐘)
  • Kakko (鞨鼓)
  • Kokyū (胡弓)
  • Koto (琴)
  • Niko (二胡)
  • Okawa (hay Ōtsuzumi) (大鼓)
  • Ryūteki (竜笛)
  • Sanshin (三線)
  • Shakuhachi (sáo trúc dọc) (尺八)
  • Shamisen (三味線)
  • Shime-Daiko (締太鼓)
  • Shinobue (篠笛) (sáo trúc ngang)
  • Shō (笙)
  • Suikinkutsu (水琴窟)
  • Taiko: trống Nhật
  • Tsuzumi (鼓) (hay Kotsuzumi): trống phong yêu

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Âm nhạc Nhật Bản http://aramajapan.com/news/the-international-feder... http://www.asahi.com/culture/update/0626/TKY200906... http://www.billboard-japan.com/d_news/detail/20622 http://blog.creoledj.com/ http://www.discogs.com/release/1188801 http://factsanddetails.com/japan.php?itemid=708&ca... http://www.kdramastars.com/articles/25403/20140618... http://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?res=9D0... http://www.standard-works.com/toshio_matsuura/ http://www.tokyohive.com/article/2014/12/2014-oric...